Player FM 앱으로 오프라인으로 전환하세요!
Santocielo: Phúc âm qua ngôn ngữ điện ảnh
Manage episode 457426907 series 1455069
Những câu chuyện trong Sách Thánh luôn gợi hứng cho các nghệ sĩ làm nên tác phẩm của mình. Câu chuyện Đức Maria mang thai Đấng Cứu Thế một cách ngoại thường đã tạo hứng khởi cho các diễn viên hài nổi tiếng Salvo Ficarra và Valentino Picone viết nên kịch bản và Francesco Amato đạo diễn cho bộ phim Santocielo, ra rạp vào dịp Giáng Sinh năm 2023.
Chuyện phim
Một ngày nọ, Thượng đế thấy gian trần tràn đầy tội lỗi bèn triệu tập các thánh và các thiên thần trong một cuộc họp « dân chủ » như trong nghị viện thời La Mã. Và để chuẩn bị cho Đấng Thiên Sai xuống trần thi hành ý muốn của Thượng Đế, một thiên thần đi trước chuẩn bị.
Thượng đế cùng các thiên thần, các thánh trải qua một cuộc bỏ phiếu và lá thăm rơi vào thiên thần Aristide (Picone), lãnh sứ mệnh xuống trần chuẩn bị con đường cho một Đấng Cứu Thế mới đến tái tạo thế giới đang băng hoại về mặt đạo đức và tinh thần. Vị thiên thần tóc vàng này đã tới đảo Sicilia, miền Nam nước Ý, gặp Nicola (Ficarra), người đang gặp rắc rối vì cuộc khủng hoảng hôn nhân. Cuộc gặp gỡ xảy ra trong một quán bar khi Nicola đã uống ngà ngà say. Và câu chuyện bắt đầu.
Nicola là một thầy giáo dạy toán, đồng thời là hiệu trưởng trong một trường trung học do các sơ quản lý và điều hành. Ngôi trường này đang phải đối diện với các vấn đề về việc đưa các phương tiện công nghệ mới vào giảng dạy, trong khi các giáo viên lại sắp tới tuổi nghỉ hưu… Về đời tư, thầy giáo Nicola đang sống ly thân một cách bí mật với người vợ của mình để tránh sự soi mói của hàng xóm.
Sự gặp gỡ với Aristide ở quán rượu đã làm đảo lộn cuộc sống của thầy Nicola. Ông bắt đầu có những triệu chứng của phụ nữ mang thai bên cạnh sự hiện diện của thiên thần Aristide trong nhà và sự vắng mặt của người vợ. Việc này đã gây ra dị nghị cho các hàng xóm.
Cái bụng của thầy giáo Nicola ngày càng to dẫn đến chuyện ông phải tìm mọi cách để giải quyết. Ngay cả chuyện phá thai. Nhưng cuối cùng, thầy phải trải qua mọi giai đoạn và mọi vấn đề của một người phụ nữ mang thai để sinh ra một bé gái xinh xắn. Chuyện phim kết thúc ở đây với việc thiên thần Aristide trở về thiên giới.
Câu chuyện Kinh Thánh
Nếu quý vị là người không có hiểu biết về Kinh Thánh Ki-tô giáo thì đây chỉ là một bộ phim hài mang tính thần thoại siêu thực. Một câu chuyện về đàn ông mang bầu sinh con đã được nhiều nơi khai thác. Tuy nhiên, kịch bản phim được dựa trên câu chuyện trong Kinh Thánh, chính xác là Tin Mừng thời thơ ấu của Chúa Giê-su theo Thánh Lu-ca.
Theo đó, thiên thần Grabriel báo tin cho Đức Maria để thụ thai và sinh ra Chúa Giêsu. Phúc âm đã kể lại việc thánh Giuse là bạn của Đức Maria thấy bạn mình có thai thì hồ nghi và định âm thầm bỏ đi, nhưng rồi thiên thần Chúa báo mộng để thánh Giuse ở lại và chăm sóc cho Đức Maria và Chúa Giêsu.
Câu chuyện về gia đình của Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse, với những vấn đề tầm thường được Kinh Thánh thuật lại nhằm diễn tả mầu nhiệm nhập thể của Đấng Cứu Thế. Thiên Chúa làm người và sống như con người.
Vì thế, tác giả kịch bản phim đã mượn câu chuyện này và lật ngược lại để cho ra một câu chuyện mang tính thời sự của thế kỷ XXI. Một người đàn ông mang bầu và sinh ra một nữ cứu thế.
Mượn Kinh Thánh để nói chuyện thời sự
Trong phim này, đạo diễn, hay đúng hơn là tác giả kịch bản, là hai diễn viên chính Salvo Ficarra và Valentino Picone, đã dùng thời gian mang thai của thầy giáo Nicola để đề cập đến mọi vấn đề xã hội của nước Ý nói chung, và vùng Sicilia nói riêng. Từ vấn đề cá nhân, một người đàn ông gia trưởng độc tài, đến gia đình, vấn nạn ly dị, cho đến các vấn đề xã hội như giáo dục, nhất là các trường công giáo.
Rồi vấn đề phá thai, trợ cấp xã hội cho những cặp đôi nuôi con, sự xuống cấp của hệ thống y tế và sự suy giảm dân số… nhiều vấn đề thời sự của nước Ý đã được khéo léo đưa vào bộ phim. Như họ đã từng làm trong bộ phim « Il Primo Natale - Giáng Sinh đầu tiên » (2019) cũng mượn chuyện Giáng Sinh trong Kinh Thánh để nói chuyện về nạn di dân.
Điều gây ra sự phản đối từ những người thậm chí chưa từng xem tác phẩm của hai diễn viên hài người Sicilia, là sự khởi đầu, tức là việc gửi một đấng cứu thế mới đến Trái đất để cứu nhân loại khỏi trận đại hồng thủy thứ hai. Một vị Chúa dân chủ, không kiêu ngạo đã bị thuyết phục bởi cuộc bỏ phiếu của Nghị viện gồm các thánh và thiên thần để gửi một thiên thần như một niềm hy vọng mới cho nhân loại.
Và chính tại đây, tài năng của bộ đôi Ficarra và Picone đã lộ diện, trong nhiều năm nay cố gắng hiện đại hóa một cuộc tranh luận công khai bằng vũ khí duy nhất mà họ biết : Hài kịch. Họ làm việc đó một cách tế nhị, tôn trọng những sự nhạy cảm khác nhau, với sự nhẹ nhàng đặc trưng của những thiên tài. Một sự hiện đại hoàn toàn, không bao giờ thiếu tiếng cười và hoàn toàn không có sự thô tục.
Ficarra và Picone đã thành công trong mục đích của họ, chắc chắn không phải là khiến mọi người đồng tình, mà là khiến chúng ta phải suy ngẫm về những vấn đề không còn là điều cấm kỵ trong dư luận trong nhiều năm. Và họ làm điều đó bằng cách gãi khiến chúng ta cười, tin chắc rằng chính tiếng cười sẽ bao trùm lấy chúng ta !
Một bộ phim phỉ báng tôn giáo ?
Chúng ta có thể cười đùa với tôn giáo và làm như vậy một cách tôn trọng, liệu có mang lại một số điều đáng suy ngẫm hay không ? Đây là những gì các diễn viên hài nổi tiếng Salvo Ficarra và Valentino Picone nghĩ, những người đã đạt được mục tiêu của họ vào năm 2019 với bộ phim Il Primo Natale, một bộ phim hài bom tấn trong đó cả hai (vừa là tác giả và đạo diễn) đã cố gắng kết hợp sự ra đời của Chúa Giêsu với chủ đề người di cư, với hiệu quả hài hước và đầy cảm hứng tinh thần.
Cả hai chắc hẳn đã nghĩ đến việc nâng cao tiêu chuẩn « thần học » ở lần này cho Santocielo, một bộ phim hài siêu thực giữa sự bất kính và sự dịu dàng, đã được chứng minh bằng tính hài kịch nhân hậu đặc trưng cho họ. Tuy nhiên, có vẻ như bộ phim hơi khập khiễng về cấu trúc tường thuật và mối liên hệ lộn xộn giữa tôn giáo và sự đúng đắn về chính trị.
Chúng ta bắt đầu ở Thiên đường theo phong cách tương tự như Thượng viện La Mã, nơi một vị thượng đế cáu kỉnh, với khuôn mặt và bộ ria mép, muốn tiêu diệt loài người đã trở thành tội lỗi một lần nữa bằng một trận đại hồng thủy mới, nhưng sau đó lại sai một Đấng Cứu Thế mới đến để cố gắng cứu thế giới.
Sau đó, chúng ta chuyển sang một thiên thần tóc vàng và vụng về (Valentino Picone), người đã xuống Trái đất (chính xác là ở Sicilia), đã phạm sai lầm và thay vì tiếp cận người phụ nữ được chỉ định bởi Thiên giới, lại giao phó cái thai cho một người đàn ông. Người sẽ mang Đấng Cứu Thế tương lai sẽ là Nicola Balistreri (Salvo Ficarra), một giáo sư toán học đầy thành kiến, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Và ở đây, chúng ta bắt đầu vấp ngã giữa những khuôn mẫu và thăng trầm gắn liền với cái bụng dị thường kiểu cơ bắp Schwarzenegger, hơn là với vẻ ngoài yểu điệu của người cưu mang Đấng Cứu Thế, điều mà chúng ta chỉ nhớ đến ở phần cuối giữa những cảm xúc tốt đẹp.
Hay nụ hôn giữa chàng thiên thần đẹp trai tóc vàng và cô nữ tu trẻ trước khi chàng bước vào luồng ánh sáng chói loà để về trời. Một cảm xúc rung cảm tự nhiên của một người trước vẻ đẹp của người khác phái.
Những người kịch liệt chỉ trích thì cho rằng không nên dùng đề tài Kinh Thánh một cách thái quá để gây cười. Đó là sự báng bổ Thượng đế. Hai diễn viên Ficarra và Picone đã trả lời nhật báo phỏng vấn Avvenire bằng cách viết những suy nghĩ của họ vào một ghi chú.
« Santocielo là một bộ phim được rất ít người đánh giá và dán nhãn một cách hời hợt ngay cả trước khi nó ra mắt. Ngay cả trước khi được nhìn thấy. Mục tiêu của chúng tôi là trở thành "một bài thánh ca về niềm vui", như ai đó đã định nghĩa nó. Một bài thánh ca về tình yêu không nhãn mác hay ranh giới. Một bộ phim đầy thú vị mà chúng tôi thực sự mong muốn và muốn được xem với sự đơn giản giống như những gì chúng tôi đã hình thành. Một bộ phim không muốn đưa ra câu trả lời.” »
Bộ phim cũng được tạp chí Famiglia Cristiana xác định là không báng bổ. Và Hiệp hội các nhà điều hành rạp chiếu phim Công giáo - Hội trường cộng đồng (Acec-SdC) cho là phù hợp để chiếu tại tất cả các rạp chiếu phim Công giáo ở Ý. Mọi thứ khác, thiên thần Aristide sẽ nói, « chỉ là thứ yếu ».
Vâng, nếu Chúa là chủ đề chi phối bộ phim.
Điện ảnh cũng có thể cười nhạo Chúa và những điều thánh thiêng : Tuy nhiên, điều cần thiết là không làm đảo lộn những nền tảng đặc trưng cho thần thánh và kinh nghiệm tôn giáo. Điện ảnh có thể làm được điều đó, trên thực tế, Santocielo đã thu hút được số đông công chúng bằng tính hài ước đậm chất miền Nam Ý.
Dựa vào câu truyện Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế trong Phúc âm về Truyền tin của thánh Luca, để viết lại theo một lối mới, lật ngược lại mọi quy ước bằng ngôn ngữ điện ảnh. Tại sao không thể viết lại những nền tảng của đức tin một một thứ ngôn ngữ mới, để đi đến việc khẳng định sự chấp nhận, sự tôn trọng, sự phá vỡ những thành kiến ?
(Tác giả Linh mục Phạm Hoàng Dũng)
23 에피소드
Manage episode 457426907 series 1455069
Những câu chuyện trong Sách Thánh luôn gợi hứng cho các nghệ sĩ làm nên tác phẩm của mình. Câu chuyện Đức Maria mang thai Đấng Cứu Thế một cách ngoại thường đã tạo hứng khởi cho các diễn viên hài nổi tiếng Salvo Ficarra và Valentino Picone viết nên kịch bản và Francesco Amato đạo diễn cho bộ phim Santocielo, ra rạp vào dịp Giáng Sinh năm 2023.
Chuyện phim
Một ngày nọ, Thượng đế thấy gian trần tràn đầy tội lỗi bèn triệu tập các thánh và các thiên thần trong một cuộc họp « dân chủ » như trong nghị viện thời La Mã. Và để chuẩn bị cho Đấng Thiên Sai xuống trần thi hành ý muốn của Thượng Đế, một thiên thần đi trước chuẩn bị.
Thượng đế cùng các thiên thần, các thánh trải qua một cuộc bỏ phiếu và lá thăm rơi vào thiên thần Aristide (Picone), lãnh sứ mệnh xuống trần chuẩn bị con đường cho một Đấng Cứu Thế mới đến tái tạo thế giới đang băng hoại về mặt đạo đức và tinh thần. Vị thiên thần tóc vàng này đã tới đảo Sicilia, miền Nam nước Ý, gặp Nicola (Ficarra), người đang gặp rắc rối vì cuộc khủng hoảng hôn nhân. Cuộc gặp gỡ xảy ra trong một quán bar khi Nicola đã uống ngà ngà say. Và câu chuyện bắt đầu.
Nicola là một thầy giáo dạy toán, đồng thời là hiệu trưởng trong một trường trung học do các sơ quản lý và điều hành. Ngôi trường này đang phải đối diện với các vấn đề về việc đưa các phương tiện công nghệ mới vào giảng dạy, trong khi các giáo viên lại sắp tới tuổi nghỉ hưu… Về đời tư, thầy giáo Nicola đang sống ly thân một cách bí mật với người vợ của mình để tránh sự soi mói của hàng xóm.
Sự gặp gỡ với Aristide ở quán rượu đã làm đảo lộn cuộc sống của thầy Nicola. Ông bắt đầu có những triệu chứng của phụ nữ mang thai bên cạnh sự hiện diện của thiên thần Aristide trong nhà và sự vắng mặt của người vợ. Việc này đã gây ra dị nghị cho các hàng xóm.
Cái bụng của thầy giáo Nicola ngày càng to dẫn đến chuyện ông phải tìm mọi cách để giải quyết. Ngay cả chuyện phá thai. Nhưng cuối cùng, thầy phải trải qua mọi giai đoạn và mọi vấn đề của một người phụ nữ mang thai để sinh ra một bé gái xinh xắn. Chuyện phim kết thúc ở đây với việc thiên thần Aristide trở về thiên giới.
Câu chuyện Kinh Thánh
Nếu quý vị là người không có hiểu biết về Kinh Thánh Ki-tô giáo thì đây chỉ là một bộ phim hài mang tính thần thoại siêu thực. Một câu chuyện về đàn ông mang bầu sinh con đã được nhiều nơi khai thác. Tuy nhiên, kịch bản phim được dựa trên câu chuyện trong Kinh Thánh, chính xác là Tin Mừng thời thơ ấu của Chúa Giê-su theo Thánh Lu-ca.
Theo đó, thiên thần Grabriel báo tin cho Đức Maria để thụ thai và sinh ra Chúa Giêsu. Phúc âm đã kể lại việc thánh Giuse là bạn của Đức Maria thấy bạn mình có thai thì hồ nghi và định âm thầm bỏ đi, nhưng rồi thiên thần Chúa báo mộng để thánh Giuse ở lại và chăm sóc cho Đức Maria và Chúa Giêsu.
Câu chuyện về gia đình của Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse, với những vấn đề tầm thường được Kinh Thánh thuật lại nhằm diễn tả mầu nhiệm nhập thể của Đấng Cứu Thế. Thiên Chúa làm người và sống như con người.
Vì thế, tác giả kịch bản phim đã mượn câu chuyện này và lật ngược lại để cho ra một câu chuyện mang tính thời sự của thế kỷ XXI. Một người đàn ông mang bầu và sinh ra một nữ cứu thế.
Mượn Kinh Thánh để nói chuyện thời sự
Trong phim này, đạo diễn, hay đúng hơn là tác giả kịch bản, là hai diễn viên chính Salvo Ficarra và Valentino Picone, đã dùng thời gian mang thai của thầy giáo Nicola để đề cập đến mọi vấn đề xã hội của nước Ý nói chung, và vùng Sicilia nói riêng. Từ vấn đề cá nhân, một người đàn ông gia trưởng độc tài, đến gia đình, vấn nạn ly dị, cho đến các vấn đề xã hội như giáo dục, nhất là các trường công giáo.
Rồi vấn đề phá thai, trợ cấp xã hội cho những cặp đôi nuôi con, sự xuống cấp của hệ thống y tế và sự suy giảm dân số… nhiều vấn đề thời sự của nước Ý đã được khéo léo đưa vào bộ phim. Như họ đã từng làm trong bộ phim « Il Primo Natale - Giáng Sinh đầu tiên » (2019) cũng mượn chuyện Giáng Sinh trong Kinh Thánh để nói chuyện về nạn di dân.
Điều gây ra sự phản đối từ những người thậm chí chưa từng xem tác phẩm của hai diễn viên hài người Sicilia, là sự khởi đầu, tức là việc gửi một đấng cứu thế mới đến Trái đất để cứu nhân loại khỏi trận đại hồng thủy thứ hai. Một vị Chúa dân chủ, không kiêu ngạo đã bị thuyết phục bởi cuộc bỏ phiếu của Nghị viện gồm các thánh và thiên thần để gửi một thiên thần như một niềm hy vọng mới cho nhân loại.
Và chính tại đây, tài năng của bộ đôi Ficarra và Picone đã lộ diện, trong nhiều năm nay cố gắng hiện đại hóa một cuộc tranh luận công khai bằng vũ khí duy nhất mà họ biết : Hài kịch. Họ làm việc đó một cách tế nhị, tôn trọng những sự nhạy cảm khác nhau, với sự nhẹ nhàng đặc trưng của những thiên tài. Một sự hiện đại hoàn toàn, không bao giờ thiếu tiếng cười và hoàn toàn không có sự thô tục.
Ficarra và Picone đã thành công trong mục đích của họ, chắc chắn không phải là khiến mọi người đồng tình, mà là khiến chúng ta phải suy ngẫm về những vấn đề không còn là điều cấm kỵ trong dư luận trong nhiều năm. Và họ làm điều đó bằng cách gãi khiến chúng ta cười, tin chắc rằng chính tiếng cười sẽ bao trùm lấy chúng ta !
Một bộ phim phỉ báng tôn giáo ?
Chúng ta có thể cười đùa với tôn giáo và làm như vậy một cách tôn trọng, liệu có mang lại một số điều đáng suy ngẫm hay không ? Đây là những gì các diễn viên hài nổi tiếng Salvo Ficarra và Valentino Picone nghĩ, những người đã đạt được mục tiêu của họ vào năm 2019 với bộ phim Il Primo Natale, một bộ phim hài bom tấn trong đó cả hai (vừa là tác giả và đạo diễn) đã cố gắng kết hợp sự ra đời của Chúa Giêsu với chủ đề người di cư, với hiệu quả hài hước và đầy cảm hứng tinh thần.
Cả hai chắc hẳn đã nghĩ đến việc nâng cao tiêu chuẩn « thần học » ở lần này cho Santocielo, một bộ phim hài siêu thực giữa sự bất kính và sự dịu dàng, đã được chứng minh bằng tính hài kịch nhân hậu đặc trưng cho họ. Tuy nhiên, có vẻ như bộ phim hơi khập khiễng về cấu trúc tường thuật và mối liên hệ lộn xộn giữa tôn giáo và sự đúng đắn về chính trị.
Chúng ta bắt đầu ở Thiên đường theo phong cách tương tự như Thượng viện La Mã, nơi một vị thượng đế cáu kỉnh, với khuôn mặt và bộ ria mép, muốn tiêu diệt loài người đã trở thành tội lỗi một lần nữa bằng một trận đại hồng thủy mới, nhưng sau đó lại sai một Đấng Cứu Thế mới đến để cố gắng cứu thế giới.
Sau đó, chúng ta chuyển sang một thiên thần tóc vàng và vụng về (Valentino Picone), người đã xuống Trái đất (chính xác là ở Sicilia), đã phạm sai lầm và thay vì tiếp cận người phụ nữ được chỉ định bởi Thiên giới, lại giao phó cái thai cho một người đàn ông. Người sẽ mang Đấng Cứu Thế tương lai sẽ là Nicola Balistreri (Salvo Ficarra), một giáo sư toán học đầy thành kiến, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Và ở đây, chúng ta bắt đầu vấp ngã giữa những khuôn mẫu và thăng trầm gắn liền với cái bụng dị thường kiểu cơ bắp Schwarzenegger, hơn là với vẻ ngoài yểu điệu của người cưu mang Đấng Cứu Thế, điều mà chúng ta chỉ nhớ đến ở phần cuối giữa những cảm xúc tốt đẹp.
Hay nụ hôn giữa chàng thiên thần đẹp trai tóc vàng và cô nữ tu trẻ trước khi chàng bước vào luồng ánh sáng chói loà để về trời. Một cảm xúc rung cảm tự nhiên của một người trước vẻ đẹp của người khác phái.
Những người kịch liệt chỉ trích thì cho rằng không nên dùng đề tài Kinh Thánh một cách thái quá để gây cười. Đó là sự báng bổ Thượng đế. Hai diễn viên Ficarra và Picone đã trả lời nhật báo phỏng vấn Avvenire bằng cách viết những suy nghĩ của họ vào một ghi chú.
« Santocielo là một bộ phim được rất ít người đánh giá và dán nhãn một cách hời hợt ngay cả trước khi nó ra mắt. Ngay cả trước khi được nhìn thấy. Mục tiêu của chúng tôi là trở thành "một bài thánh ca về niềm vui", như ai đó đã định nghĩa nó. Một bài thánh ca về tình yêu không nhãn mác hay ranh giới. Một bộ phim đầy thú vị mà chúng tôi thực sự mong muốn và muốn được xem với sự đơn giản giống như những gì chúng tôi đã hình thành. Một bộ phim không muốn đưa ra câu trả lời.” »
Bộ phim cũng được tạp chí Famiglia Cristiana xác định là không báng bổ. Và Hiệp hội các nhà điều hành rạp chiếu phim Công giáo - Hội trường cộng đồng (Acec-SdC) cho là phù hợp để chiếu tại tất cả các rạp chiếu phim Công giáo ở Ý. Mọi thứ khác, thiên thần Aristide sẽ nói, « chỉ là thứ yếu ».
Vâng, nếu Chúa là chủ đề chi phối bộ phim.
Điện ảnh cũng có thể cười nhạo Chúa và những điều thánh thiêng : Tuy nhiên, điều cần thiết là không làm đảo lộn những nền tảng đặc trưng cho thần thánh và kinh nghiệm tôn giáo. Điện ảnh có thể làm được điều đó, trên thực tế, Santocielo đã thu hút được số đông công chúng bằng tính hài ước đậm chất miền Nam Ý.
Dựa vào câu truyện Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế trong Phúc âm về Truyền tin của thánh Luca, để viết lại theo một lối mới, lật ngược lại mọi quy ước bằng ngôn ngữ điện ảnh. Tại sao không thể viết lại những nền tảng của đức tin một một thứ ngôn ngữ mới, để đi đến việc khẳng định sự chấp nhận, sự tôn trọng, sự phá vỡ những thành kiến ?
(Tác giả Linh mục Phạm Hoàng Dũng)
23 에피소드
모든 에피소드
×플레이어 FM에 오신것을 환영합니다!
플레이어 FM은 웹에서 고품질 팟캐스트를 검색하여 지금 바로 즐길 수 있도록 합니다. 최고의 팟캐스트 앱이며 Android, iPhone 및 웹에서도 작동합니다. 장치 간 구독 동기화를 위해 가입하세요.