Artwork

Tada Le에서 제공하는 콘텐츠입니다. 에피소드, 그래픽, 팟캐스트 설명을 포함한 모든 팟캐스트 콘텐츠는 Tada Le 또는 해당 팟캐스트 플랫폼 파트너가 직접 업로드하고 제공합니다. 누군가가 귀하의 허락 없이 귀하의 저작물을 사용하고 있다고 생각되는 경우 여기에 설명된 절차를 따르실 수 있습니다 https://ko.player.fm/legal.
Player FM -팟 캐스트 앱
Player FM 앱으로 오프라인으로 전환하세요!

Hà Nội mùa thu - Hành trình kỉ niệm

15:45
 
공유
 

Manage episode 443114264 series 3551769
Tada Le에서 제공하는 콘텐츠입니다. 에피소드, 그래픽, 팟캐스트 설명을 포함한 모든 팟캐스트 콘텐츠는 Tada Le 또는 해당 팟캐스트 플랫폼 파트너가 직접 업로드하고 제공합니다. 누군가가 귀하의 허락 없이 귀하의 저작물을 사용하고 있다고 생각되는 경우 여기에 설명된 절차를 따르실 수 있습니다 https://ko.player.fm/legal.

Nhìn lại hành trang tuổi đời, sinh ra, lớn lên, sống và làm việc ở nhiều vùng đất trên khắp Việt Nam và trên thế giới, tôi ít khi đếm lại mình đã đi qua những đâu, gặp gỡ những ai… Vì suy cho cùng, cảm thức quan trọng hơn những con số khô khan chỉ để đếm. Sáng nay, khi ra đường đi làm bắt gặp gió thu và xôn xao trên phố là những hân hoan của 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, tôi quyết định thử lần đầu tiên đếm xem mình đã ở Hà Nội bao lâu so với các thành phố khác. Hoá ra thời gian tôi sống và làm việc ở Hà Nội đang là nhiều nhất, nhiều hơn cả vùng đất tôi sinh ra và lớn lên. Nếu người ta tính theo số năm sống và trải nghiệm ở một vùng đất để gọi một nơi chốn là “quê” thì Hà Nội có lẽ với tôi cũng là một quê hương từ lúc nào không biết….

Tôi ra Hà Nội lần đầu tiên vào những năm 2000, tham gia vòng chung kết một cuộc thi Hùng biện tiếng Anh do Ban Khoa Giáo tổ chức. Lúc đó hàng không vẫn còn đắt đỏ nên Đài cho đi tàu và cũng là một chuyến hành trình đáng nhớ từ Nam ra Bắc. Vẫn nhớ như in cảm thức tinh khôi khi 5h sáng tàu chuẩn bị đi qua những ga đầu tiên của Hà Nội là Giáp Bát, Văn Điển, bắt đầu cửa ngõ thủ đô. Lúc này trên loa của tàu rộn ràng thông báo hành khách chuẩn bị tư trang hành lý để xuống ga Hàng Cỏ và cũng rộn ràng hơn bởi tiếng nhạc của bài “Hà Nội một trái tim hồng”. Lúc đó Hà Nội trong tôi là một thủ đô kinh kì, phủ màu sepia của những thứ xưa cũ nhuốm màu thời gian. Hà Nội nhỏ nhẹ, nho nhã kiểu như một chàng thanh niên rất lịch sự và bặt thiệp trong giao tiếp nhưng cũng rất khó hiểu. Khó hiểu đầu tiên với một người phương Nam là ngôn từ. Sau này khi sống đủ lâu ở đây tôi mới bắt đầu quen với những từ vựng “mới” ở phiên bản “miền Bắc”. Ví như đi mua “cái mền” thì phải dùng từ “cái chăn” còn “cái mùng” thì là “cái màn”. Hay “rau ngò” ngoài này gọi là “rau mùi” còn “ngò gai” thì là “mùi tàu”. Thứ cây nấu canh chua ở miền Nam gọi là “bạc hà” còn ngoài này gọi là “dọc mùng”. Sự khác nhau về từ vựng chỉ là một thứ, các địa danh của Hà Nội lúc đó cũng làm cho tôi vừa lạ, vừa buồn cười. Những địa danh nghe rất ngắn, cộc lốc như là Chèm, Nhổn…tất nhiên là làm ta thấy rất lạ. Tôi cũng lạ lẫm và bật cười thành tiếng khi đi ngang qua một tấm biển ở phố Hàng Bông - đề chữ “Nhà trồng răng Sinh Sinh”. Giờ thì nhiều phòng khám nha khoa, phòng răng đã dùng những phiên bản “toàn dân” hơn, nhưng cái “nhà trồng răng Sinh sinh” thuở ấy cứ mãi nằm ngoan trong ký ức như một thứ “rất Hà Nội”.

Sau ngần ấy năm tôi cũng đã ở qua đến gần cả chục điểm khác nhau rải rác trên khắp Hà Nội. Có những chỗ giờ đã mở đường, rất khác xưa, hoặc không còn nữa. Mẹ tôi hay bảo Hà Nội chật chội, nhất là ở khu phố cổ. Tôi thì thấy sống nhiều thành quen, với cả có khi mình thay đổi góc nhìn thì sẽ lại thấy khác. Nhiều người lữ khách chọn Hà Nội làm nơi dừng chân “hơi lâu” có lẽ không chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà còn có lẽ vì “quen hơi, quen đất, quen người Hà Nội”. Khái niệm “Người Hà Nội” theo thời gian, những dòng di cư, sự phức tạp của những “mối duyên” cũng trở nên đa dạng hơn. Nhưng may mắn là tôi cũng đã được trải nghiệm nhiều vị của “đặc sản người Hà Nội”. Viết về Hà Nội, nhà văn Nguyễn Việt Hà phác hoạ chân dung “người Hà Nội” thông qua hình ảnh “con giai phố cổ” vừa hóm hỉnh giễu cợt vừa ấm áp: “Bọn họ thong thả ăn, tinh tế mặc, chầm chậm sống. Có bọn họ, Hà Nội hôm nay mới có nổi dăm bảy hàng phở ngon, vài ba quán cà phê thị dân sâu lắng”; “Ngày nay, lớp cao bồi già đang tuyệt tự dần. Chẳng biết họ hay hay dở, nhưng… không có họ, Hà Nội sẽ vĩnh viễn mất đi một khoảng trống bi tráng nhố nhăng” (Cao bồi già Hà Nội).

Có lẽ rất khác biệt với các thành phố khác, đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm, người lữ khách sẽ được nhắc nhớ bởi những sắc hoa “kể chuyện”. Mỗi một tháng, mỗi một mùa, Hà Nội sẽ đem đến một sắc hoa riêng để nhắc về một vòng tuần hoàn đẹp của cảm thức, của mùa, của thiên nhiên. Cứ mùa nào hương ấy, ta chầm chậm qua các con phố mà khứu giác tràn ngập hương hoa, mà nghe dậy lên trong lòng những yêu thương với sự xoay vần của vũ trụ.

Mùa nào thức ấy, những món ăn giản dị nhưng lại là ký ức của những ai đã từng sống tại Hà Nội.Hà Nội gọi đồ ăn là “quà ăn vặt”, nghe như thể ăn chỉ là cái cớ phụ, cớ chính là để ta có cảm giác “vui chơi” khi thưởng thức ẩm thực ở đây. Thạch Lam từng tâm sự trong “Hà Nội 36 phố phường”: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải... Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu. Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội...”. Song, cũng thật lạ, nhà văn lại chọn “thức quà” để giới thiệu về “vẻ đẹp của Hà Nội”, về “sức quyến rũ” của Hà Nội. Quả thật, viết đến đây lòng chợt cồn cào nhớ những món ăn chứa đựng hồn cốt và tinh thần của Hà Thành: bún ốc nguội, bánh đúc nóng, bát bún thang…và nhiều thức quà tên vang lên đã nhớ.

40 tuổi đời, một chiều mùa thu đi ngang qua những xôn xao của ngõ 124 Âu Cơ, đâm thẳng cuối ngõ là bãi An Dương, trong ta ẩn hiện những mảnh ký ức quen về Hà Nội. Sau cơn bão dữ, Hà Nội tỉnh dậy sau những xác xơ, nhưng có lẽ thứ không thể mất ở đây là thứ tinh thần đậm đặc của người, của đất, của nếp ngày. Hà Nội vẫn luôn ở đó, trong ký ức, trong nỗi nhớ, Hà Nội vẫn là của tôi, của nhiều người… như một ảo ảnh lúc xa, lúc gần, mơ hồ nhưng chân thật. Như nhạc sỹ Trần Tiến đã có lúc tự trào trong “Lữ khách sông Hồng” của ông: Có ai về trong gió, trong mây, có ai buồn say ngất say ngây, có ai ngồi nghe gió heo may… đợi chờ. Hà Nội luôn thân quen và rất gần trong cảm thức của những người “lữ khách sông Hồng” đã đến, đã yêu và vẫn đợi chờ….

Các bài hát sử dụng trong Podcast:
- Hà Nội mùa thu (Vũ Thanh), ca sỹ Ngọc Lan
- Nhìn những mùa thu đi (Trịnh Công Sơn), ca sỹ Bùi Lan Hương
- Hà Nội một trái tim hồng (Nguyễn Đức Toàn), ca sỹ Mai Hoa
- Hà Nội đêm trở gió (Trọng Đài), ca sỹ Mỹ Linh
- Lữ khách sông Hồng (Trần Tiến), ca sỹ Hà Trần

  continue reading

6 에피소드

Artwork
icon공유
 
Manage episode 443114264 series 3551769
Tada Le에서 제공하는 콘텐츠입니다. 에피소드, 그래픽, 팟캐스트 설명을 포함한 모든 팟캐스트 콘텐츠는 Tada Le 또는 해당 팟캐스트 플랫폼 파트너가 직접 업로드하고 제공합니다. 누군가가 귀하의 허락 없이 귀하의 저작물을 사용하고 있다고 생각되는 경우 여기에 설명된 절차를 따르실 수 있습니다 https://ko.player.fm/legal.

Nhìn lại hành trang tuổi đời, sinh ra, lớn lên, sống và làm việc ở nhiều vùng đất trên khắp Việt Nam và trên thế giới, tôi ít khi đếm lại mình đã đi qua những đâu, gặp gỡ những ai… Vì suy cho cùng, cảm thức quan trọng hơn những con số khô khan chỉ để đếm. Sáng nay, khi ra đường đi làm bắt gặp gió thu và xôn xao trên phố là những hân hoan của 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, tôi quyết định thử lần đầu tiên đếm xem mình đã ở Hà Nội bao lâu so với các thành phố khác. Hoá ra thời gian tôi sống và làm việc ở Hà Nội đang là nhiều nhất, nhiều hơn cả vùng đất tôi sinh ra và lớn lên. Nếu người ta tính theo số năm sống và trải nghiệm ở một vùng đất để gọi một nơi chốn là “quê” thì Hà Nội có lẽ với tôi cũng là một quê hương từ lúc nào không biết….

Tôi ra Hà Nội lần đầu tiên vào những năm 2000, tham gia vòng chung kết một cuộc thi Hùng biện tiếng Anh do Ban Khoa Giáo tổ chức. Lúc đó hàng không vẫn còn đắt đỏ nên Đài cho đi tàu và cũng là một chuyến hành trình đáng nhớ từ Nam ra Bắc. Vẫn nhớ như in cảm thức tinh khôi khi 5h sáng tàu chuẩn bị đi qua những ga đầu tiên của Hà Nội là Giáp Bát, Văn Điển, bắt đầu cửa ngõ thủ đô. Lúc này trên loa của tàu rộn ràng thông báo hành khách chuẩn bị tư trang hành lý để xuống ga Hàng Cỏ và cũng rộn ràng hơn bởi tiếng nhạc của bài “Hà Nội một trái tim hồng”. Lúc đó Hà Nội trong tôi là một thủ đô kinh kì, phủ màu sepia của những thứ xưa cũ nhuốm màu thời gian. Hà Nội nhỏ nhẹ, nho nhã kiểu như một chàng thanh niên rất lịch sự và bặt thiệp trong giao tiếp nhưng cũng rất khó hiểu. Khó hiểu đầu tiên với một người phương Nam là ngôn từ. Sau này khi sống đủ lâu ở đây tôi mới bắt đầu quen với những từ vựng “mới” ở phiên bản “miền Bắc”. Ví như đi mua “cái mền” thì phải dùng từ “cái chăn” còn “cái mùng” thì là “cái màn”. Hay “rau ngò” ngoài này gọi là “rau mùi” còn “ngò gai” thì là “mùi tàu”. Thứ cây nấu canh chua ở miền Nam gọi là “bạc hà” còn ngoài này gọi là “dọc mùng”. Sự khác nhau về từ vựng chỉ là một thứ, các địa danh của Hà Nội lúc đó cũng làm cho tôi vừa lạ, vừa buồn cười. Những địa danh nghe rất ngắn, cộc lốc như là Chèm, Nhổn…tất nhiên là làm ta thấy rất lạ. Tôi cũng lạ lẫm và bật cười thành tiếng khi đi ngang qua một tấm biển ở phố Hàng Bông - đề chữ “Nhà trồng răng Sinh Sinh”. Giờ thì nhiều phòng khám nha khoa, phòng răng đã dùng những phiên bản “toàn dân” hơn, nhưng cái “nhà trồng răng Sinh sinh” thuở ấy cứ mãi nằm ngoan trong ký ức như một thứ “rất Hà Nội”.

Sau ngần ấy năm tôi cũng đã ở qua đến gần cả chục điểm khác nhau rải rác trên khắp Hà Nội. Có những chỗ giờ đã mở đường, rất khác xưa, hoặc không còn nữa. Mẹ tôi hay bảo Hà Nội chật chội, nhất là ở khu phố cổ. Tôi thì thấy sống nhiều thành quen, với cả có khi mình thay đổi góc nhìn thì sẽ lại thấy khác. Nhiều người lữ khách chọn Hà Nội làm nơi dừng chân “hơi lâu” có lẽ không chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà còn có lẽ vì “quen hơi, quen đất, quen người Hà Nội”. Khái niệm “Người Hà Nội” theo thời gian, những dòng di cư, sự phức tạp của những “mối duyên” cũng trở nên đa dạng hơn. Nhưng may mắn là tôi cũng đã được trải nghiệm nhiều vị của “đặc sản người Hà Nội”. Viết về Hà Nội, nhà văn Nguyễn Việt Hà phác hoạ chân dung “người Hà Nội” thông qua hình ảnh “con giai phố cổ” vừa hóm hỉnh giễu cợt vừa ấm áp: “Bọn họ thong thả ăn, tinh tế mặc, chầm chậm sống. Có bọn họ, Hà Nội hôm nay mới có nổi dăm bảy hàng phở ngon, vài ba quán cà phê thị dân sâu lắng”; “Ngày nay, lớp cao bồi già đang tuyệt tự dần. Chẳng biết họ hay hay dở, nhưng… không có họ, Hà Nội sẽ vĩnh viễn mất đi một khoảng trống bi tráng nhố nhăng” (Cao bồi già Hà Nội).

Có lẽ rất khác biệt với các thành phố khác, đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm, người lữ khách sẽ được nhắc nhớ bởi những sắc hoa “kể chuyện”. Mỗi một tháng, mỗi một mùa, Hà Nội sẽ đem đến một sắc hoa riêng để nhắc về một vòng tuần hoàn đẹp của cảm thức, của mùa, của thiên nhiên. Cứ mùa nào hương ấy, ta chầm chậm qua các con phố mà khứu giác tràn ngập hương hoa, mà nghe dậy lên trong lòng những yêu thương với sự xoay vần của vũ trụ.

Mùa nào thức ấy, những món ăn giản dị nhưng lại là ký ức của những ai đã từng sống tại Hà Nội.Hà Nội gọi đồ ăn là “quà ăn vặt”, nghe như thể ăn chỉ là cái cớ phụ, cớ chính là để ta có cảm giác “vui chơi” khi thưởng thức ẩm thực ở đây. Thạch Lam từng tâm sự trong “Hà Nội 36 phố phường”: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải... Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu. Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội...”. Song, cũng thật lạ, nhà văn lại chọn “thức quà” để giới thiệu về “vẻ đẹp của Hà Nội”, về “sức quyến rũ” của Hà Nội. Quả thật, viết đến đây lòng chợt cồn cào nhớ những món ăn chứa đựng hồn cốt và tinh thần của Hà Thành: bún ốc nguội, bánh đúc nóng, bát bún thang…và nhiều thức quà tên vang lên đã nhớ.

40 tuổi đời, một chiều mùa thu đi ngang qua những xôn xao của ngõ 124 Âu Cơ, đâm thẳng cuối ngõ là bãi An Dương, trong ta ẩn hiện những mảnh ký ức quen về Hà Nội. Sau cơn bão dữ, Hà Nội tỉnh dậy sau những xác xơ, nhưng có lẽ thứ không thể mất ở đây là thứ tinh thần đậm đặc của người, của đất, của nếp ngày. Hà Nội vẫn luôn ở đó, trong ký ức, trong nỗi nhớ, Hà Nội vẫn là của tôi, của nhiều người… như một ảo ảnh lúc xa, lúc gần, mơ hồ nhưng chân thật. Như nhạc sỹ Trần Tiến đã có lúc tự trào trong “Lữ khách sông Hồng” của ông: Có ai về trong gió, trong mây, có ai buồn say ngất say ngây, có ai ngồi nghe gió heo may… đợi chờ. Hà Nội luôn thân quen và rất gần trong cảm thức của những người “lữ khách sông Hồng” đã đến, đã yêu và vẫn đợi chờ….

Các bài hát sử dụng trong Podcast:
- Hà Nội mùa thu (Vũ Thanh), ca sỹ Ngọc Lan
- Nhìn những mùa thu đi (Trịnh Công Sơn), ca sỹ Bùi Lan Hương
- Hà Nội một trái tim hồng (Nguyễn Đức Toàn), ca sỹ Mai Hoa
- Hà Nội đêm trở gió (Trọng Đài), ca sỹ Mỹ Linh
- Lữ khách sông Hồng (Trần Tiến), ca sỹ Hà Trần

  continue reading

6 에피소드

모든 에피소드

×
 
Loading …

플레이어 FM에 오신것을 환영합니다!

플레이어 FM은 웹에서 고품질 팟캐스트를 검색하여 지금 바로 즐길 수 있도록 합니다. 최고의 팟캐스트 앱이며 Android, iPhone 및 웹에서도 작동합니다. 장치 간 구독 동기화를 위해 가입하세요.

 

빠른 참조 가이드