Artwork

France Médias Monde and RFI Tiếng Việt에서 제공하는 콘텐츠입니다. 에피소드, 그래픽, 팟캐스트 설명을 포함한 모든 팟캐스트 콘텐츠는 France Médias Monde and RFI Tiếng Việt 또는 해당 팟캐스트 플랫폼 파트너가 직접 업로드하고 제공합니다. 누군가가 귀하의 허락 없이 귀하의 저작물을 사용하고 있다고 생각되는 경우 여기에 설명된 절차를 따르실 수 있습니다 https://ko.player.fm/legal.
Player FM -팟 캐스트 앱
Player FM 앱으로 오프라인으로 전환하세요!

BLOB – Một sinh vật ngoài hành tinh ?

9:24
 
공유
 

Manage episode 229717655 series 1455065
France Médias Monde and RFI Tiếng Việt에서 제공하는 콘텐츠입니다. 에피소드, 그래픽, 팟캐스트 설명을 포함한 모든 팟캐스트 콘텐츠는 France Médias Monde and RFI Tiếng Việt 또는 해당 팟캐스트 플랫폼 파트너가 직접 업로드하고 제공합니다. 누군가가 귀하의 허락 없이 귀하의 저작물을 사용하고 있다고 생각되는 경우 여기에 설명된 절차를 따르실 수 있습니다 https://ko.player.fm/legal.

Không phải thực vật, không phải động vật, và cũng không phải là nấm, mà là một sinh vật có cả ba đặc tính này. Đó là một sinh vật nguyên sinh có cấu tạo từ một tế bào duy nhất, có khả năng di chuyển, không có não nhưng có trí nhớ và có khả năng học hỏi đáng ngạc nhiên. Và các nhà khoa học Pháp đặt tên cho chúng là « Blob ».

Giả định rằng năm khẳng định sau đây là kiến thức cơ bản của sinh học. Tế bào, đơn vị cơ bản của sự sống có kích thước bé nhỏ. Để di chuyển, một sinh vật phải có những cơ quan vận động đặc thù. Mỗi một loài sở hữu một lượng nhiễm sắc thể nhất định. Những sinh vật sống sinh sản theo giới tính được chia làm hai giống : đực và cái. Trung tâm của trí nhớ và học hỏi nằm ở não bộ.

Thế nhưng, Blob là loài sinh vật đặc biệt có tên khoa học đầy đủ là Physarum polycephalum – một sự kết hợp giữa tiếng Latinh và Hy Lạp, có nghĩa là « sinh vật nhầy có nhiều đầu ». Tên này do nhà khoa học Mỹ Lewis David von Schweinitz, chuyên nghiên cứu về loài nấm, đặt cho vào năm 1882.

Một tế bào - một mảng cơ thể khổng lồ

Loại « nấm nhầy » này đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học từ nửa cuối thế kỷ trước, do những đặc tính sinh học khá kỳ lạ của chúng. Chỉ có một tế bào duy nhất, nhưng « nấm nhầy » không thuộc hệ thực vật, không hẳn là động vật, mà cũng không hoàn toàn là « nấm ». P. polycephalum có cả ba tính chất đó.

Chính vì thế mà cô Audrey Dussutour, nhà nghiên cứu sinh học thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia CNRS ở Toulouse, sau 8 năm ròng rã tìm hiểu loại nấm nhầy lại thích gọi chúng là « Blob », lấy cảm hứng từ tên của một loại sinh vật trong một bộ phim kinh dị của Mỹ cùng tên The Blob, sản xuất năm 1958.

Trong phim, đó là một sinh vật nhầy, từ trên trời rơi xuống, ăn tươi nuốt sống người và có khả năng chống cự lại được mọi ý định trừ khử nó. Nhưng Blob của cô Dussutour không hung dữ, không ăn thịt người. Vậy người ta có thể tìm Blob ở đâu ? Cô Audrey Dussutour trong một buổi thuyết trình có giải thích :

« Chắc chắn là quý vị đã thấy Blob rồi, nhưng không biết đấy là Blob. Chúng thường sống ở những vùng rừng thấp. Đó chính là những mảng lớn mầu vàng bám trên các thân cây. Blob có đủ các mầu sắc : hồng, đỏ, xanh dương, nhưng thường có mầu vàng, đôi khi trắng. »

Tuy chỉ có một tế bào duy nhất, nhưng Blob có thể tăng gấp đôi kích thước trong vòng 24 giờ, và có thể đạt đến kích cỡ hàng chục mét vuông, thậm chí hơn một km2.

« Blob (theo quan sát của nhà nghiên cứu) có thể đạt đến một kích thước tối đa 10m². Hiện tại chúng tôi chưa tài nào làm cho nó lớn hơn được nữa, nhưng điều này rất có thể làm được. Quý vị tưởng tượng xem, giả dụ như tôi đây có diện tích 2m². Trong người tôi, có khoảng 100 tỷ tế bào, tức cứ mỗi 10 µm có một tế bào. Nhưng một Blob ở đây chỉ có một tế bào duy nhất. Quý vị nghĩ xem chỉ một tế bào duy nhất thôi mà đã chiếm đến 10m². Quả thật, nếu tôi so sánh những tế bào nhỏ xíu của tôi với tế bào của Blob, chẳng khác nào giống như so nắm đấm tay của tôi với cả địa cầu này. »

Làm thế nào một sinh vật đơn bào lại có kích cỡ to đến như thế ? Bởi một lẽ rất đơn giản, tuy chỉ có một tế bào, nhưng Blob có đến hàng chục ngàn nhân tế bào, vốn dĩ được nhân lên theo cấp lũy thừa sau mỗi tám tiếng đồng hồ. Điều này giải thích vì sao người ta có thế tìm thấy ở dãy núi Appalaches, Hoa Kỳ có những mảng Blob to đến 1,3 km².

Biết di chuyển, có 221 giới tính và gần như « bất tử »

Vì là sinh vật đơn bào, nên Blob cũng có đầy đủ các chức năng : tai, mắt, mũi, bao tử, phổi… Đáng sợ hơn nữa là Blob có thể di chuyển, với tốc độ khoảng 1cm/giờ, nhưng khi đói chúng có thể đạt tới vận tốc 4cm/giờ. Vậy chúng di chuyển được bằng cách nào ?

Cứ mỗi hai phút, dòng lưu thông mạch chất nguyên sinh (máu của Blob) đổi chiều. Ông Marc Durand, nhà vật lý ở đại học Paris – Diderot giải thích rằng : « Bằng cách co giãn các mạch máu thật mạnh theo chiều này hay chiều kia mà Blob có thể chọn hướng di chuyển cho mình ». Tức là, Blob di chuyển bằng cách tiến hai bước, lùi một bước.

Quá trình sinh sản của Blob cũng khác lạ, không như những gì chúng ta đã học qua trong các bài giảng về giáo dục giới tính. Vào giai đoạn này, sinh vật xốp nhầy của chúng ta rời môi trường âm u ưa thích, vươn ra ánh sáng và biến thành hàng ngàn túi bào tử hình cầu đủ mầu sắc, và sẵn sàng giải phóng một đám bào tử. Hai bào tử khác giới tính gặp nhau sản sinh ra một Blob mới. Nhưng cô Dessurtour lưu ý :

« Ở các loài cây, động vật, hay loài nấm, bao giờ cũng cần đến hai giới tính đối lập : đực và cái. Nhưng ở Blob, người ta đếm được 221 giới tính khác nhau. Nghĩa là không như chúng ta, khi các bạn bước vào một căn phòng gặp ai, bạn chỉ có 50% cơ may gặp người khác giới, nhưng Blob thì có đến 99,5% cơ hội gặp được một Blob có giới tính khác ».

Vậy khi nào thì Blob chết ? Đây là điểm mà hoàng đế Tần Thủy Hoàng khi còn sống rất muốn có mà không bao giờ đạt được : Blob là sinh vật bất tử.

« Có hai thứ Blob không thích : ánh sáng và bị bỏ đói. Khi Blob rơi vào tình trạng nguy hiểm này, nó sẽ làm gì ? Nó héo đi. Nó trở nên xơ cứng lại. Miếng xơ này có thể giữ nguyên như thế trong vòng nhiều năm liền. Cho nên một ngày nào đó, bạn chán nuôi blob ở phòng thí nghiệm rồi, bạn muốn đi du lịch, bạn chỉ cần phơi khô nó, rồi cất vào tủ. Hai tuần sau trở về, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt nước là nó sống lại. »

Không những bất tử mà dường như Blob còn có phép phân thân như Tôn Ngộ Không. Bạn thử cắt Blob làm đôi xem, hai phút sau, các vết cắt liền sẹo, và bạn sẽ có 2 Blob giống nhau như đúc, y như là sinh sản vô tính. Khi để hai Blob gần nhau, nếu thấy « hợp tính » thì chúng nhập lại thành một. Nhưng khi đặt hai loài Blob khác biệt cạnh nhau, sẽ có một Blob bị tiêu diệt.

Không não, nhưng thông minh

Blob đặc biệt gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học ở điểm, tuy là sinh vật đơn bào nguyên sinh, nhưng Blob cũng có trí thông minh, dù rằng không hề có não. Blob có khả năng phát triển các chiến thuật cá nhân hay tập thể tùy theo mức độ khó khăn của các nhiệm vụ đặt ra cho Blob.

« Chúng tôi đặt nhiều mẫu Blob con trong một mê cung. Nhiệm vụ của chúng là phải thoát ra khỏi mê cung này. Những hình ảnh ở đây cho thấy những con Blob nhỏ đã nhập lại với nhau, rồi phủ toàn bộ mê cung, một cách nhanh chóng chúng đã tìm thấy đường thoát khỏi mê cung. »

Tương tự trong dinh dưỡng, Blob có khả năng chọn lựa một cách hiệu quả những nguồn thực phẩm nào có chế độ dinh dưỡng cân bằng nhất, và có lợi cho sức khỏe nhất.

« Ở đây các bạn thấy những viên thực phẩm, có chứa đựng một hàm lượng đường và đạm nào đó. Và chỉ có một viên là tốt cho sức khỏe và sự sống còn của Blob. Khi chúng tôi để một Blob ở giữa những viên thực phẩm này, chúng tôi thấy là trong 100% các trường hợp, Blob đều chọn chế độ dinh dưỡng thích hợp. Nó không bao giờ bị nhầm cả. »

Nếu nói đến trí thông minh, thì phải nghĩ đến trí nhớ và khả năng học hỏi. Blob của chúng ta có cả hai. Câu hỏi đặt ra làm thế nào Blob ghi nhớ khi mà không có não ?

« Blob đã tìm cho mình một giải pháp : Đó là có bộ nhớ không phải bên trong mà là bên ngoài. Mỗi khi Blob dịch chuyển, nó để lại phía sau nó vệt nước nhầy. Giống như là bóng ma của Blob một giờ trước đó. Blob từng ở điểm này, nó không tìm thấy được gì cả, thể là nó thu hồi toàn bộ ‘đồ nghề’, và rồi nó đến khám phá phía khác của chiếc hộp.

Chất nhầy mà Blob để lại phía sau nó giống như là một bộ nhớ. Lúc ấy, Blob hiểu rằng nó đã từng đi qua nơi này và ở đó chẳng có gì hết. Nó sẽ không bước qua vết nhầy đó nữa. »

Thí nghiệm của các nhà khoa học Pháp cho thấy Blob cũng có khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin. Ví dụ khi tìm được nguồn thức ăn, Blob thông báo cho đồng bọn bằng cách để lại vết canxi.

Là những sinh vật rất có « cá tính »

Vì trên thế giới có hơn 1.000 loài Blob khác nhau nên chúng cũng có « cá tính » riêng. Blob ở Mỹ háu ăn và khám phá vùng lãnh thổ của mình bằng cách dùng những chân giả, giống như là những ngón tay dài mò mẫm trong hộp tối. Nhanh nhẹn nhất là Blob Nhật Bản, phồng to lên rồi phát triển những chân giả rộng hơn. Ngược lại, Blob Úc thì khoan thai, từ từ ngoạn cảnh trước khi phồng mình một cách hài hòa với thế giới xung quanh.

Nhưng có lẽ thú vị nhất là thí nghiệm khảo sát hành vi của hai Blob khác nhau trong cùng một môi trường. Ví dụ như chuyện gì sẽ xảy ra khi để chung Blob Mỹ và Úc với nhau, hay Mỹ - Nhật chung với nhau.

« Trước hết, chúng tôi để hai Blob Mỹ, hay hai Blob Nhật hoặc Úc chung với nhau. Sau đó, chúng tôi cung cấp một nguồn thức ăn. Như vậy, Blob có hai chọn lựa. Hoặc nó đi đến gặp bạn. Hoặc đi thẳng đến nguồn thức ăn. Qua quan sát, chúng tôi thấy Blob Mỹ đi thẳng một mạch đến nguồn thức ăn và hoàn toàn không quan tâm đến bạn.

Blob Úc có tính cách rất đáng yêu : Mình đến gặp bạn trước đã, rồi sẽ cùng nhau đi tìm thức ăn. Hành động đầu tiên hai Blob Úc làm là nhập lại, tạo thành một Blob duy nhất. Ngược lại, Blob Nhật thì trước tiên đi đến nguồn thức ăn, nhưng sau đó cùng chia sẻ.

Bây giờ chúng ta xem thử xem Blob Úc có còn dễ thương hay không khi ở chung với Blob Nhật hay Mỹ. Blob Úc cố chạy theo những con khác tìm cách để nhập thành một. Nhưng những Blob khác tránh né.

Nhưng nếu bạn để một Blob Mỹ chung với một Blob Nhật, con Mỹ giết con Nhật Bản. Trên thực tế, Blob Mỹ nhập vào Blob Nhật, giết chết con Nhật, và lấy hết những gì có trong tế bào Nhật, kể cả các chất dinh dưỡng, để lại một xác Blob hoàn toàn mềm nhũn. Cứ như là nó chưa bao giờ bất tử.

Cuối cùng, vì biết là Blob rất thích ăn các hạt dẹp yến mạch. Tôi thử mua loại yến mạch « sạch » (bio). Blob Úc và Nhật ăn thỏa thích, nhưng Blob Mỹ không ăn thực phẩm sạch, chỉ thích ăn những hạt dẹp yến mạch thường mua ở siêu thị lớn. »

Như vậy là các bạn đã biết khá nhiều về Blob rồi đó. Có người hỏi rằng liệu Blob có nguy hiểm cho chúng ta hay không ? Liệu chúng ta có nên sợ một ngày nào đó Blob sẽ tràn ngập khắp thế giới ? Cô Audrey Dussutour trả lời là « Không ». Bởi vì, Blob đã xâm chiếm trái đất từ 500 triệu năm nay.

Trên thực tế, chúng ta rất cần đến Blob, vì chúng giữ vai trò tái tạo nguồn dinh dưỡng trong thiên nhiên. Blob ăn nấm và vi khuẩn, để rồi sau đó thải ra môi trường các chất vi sinh có lợi cho cây cỏ. Một chi tiết thú vị khác được cô Dessutour tiết lộ là Blob rất thích lòng đỏ của trứng.

Vậy chúng ta có thể « nuôi » Blob được không ? Xin thưa là được. Nhưng cô Dussutour lưu ý đây là một loài sinh vật bò sát. Chính vì đặc tính này, mà cô Dussutour còn ví Blob như là ORNI (Objet Rampant Non Identifié – Vật thể bò sát không xác định), lấy cảm hứng từ OVNI (Objet Volant Non Identifié - Vật thể bay không xác định).

  continue reading

27 에피소드

Artwork
icon공유
 
Manage episode 229717655 series 1455065
France Médias Monde and RFI Tiếng Việt에서 제공하는 콘텐츠입니다. 에피소드, 그래픽, 팟캐스트 설명을 포함한 모든 팟캐스트 콘텐츠는 France Médias Monde and RFI Tiếng Việt 또는 해당 팟캐스트 플랫폼 파트너가 직접 업로드하고 제공합니다. 누군가가 귀하의 허락 없이 귀하의 저작물을 사용하고 있다고 생각되는 경우 여기에 설명된 절차를 따르실 수 있습니다 https://ko.player.fm/legal.

Không phải thực vật, không phải động vật, và cũng không phải là nấm, mà là một sinh vật có cả ba đặc tính này. Đó là một sinh vật nguyên sinh có cấu tạo từ một tế bào duy nhất, có khả năng di chuyển, không có não nhưng có trí nhớ và có khả năng học hỏi đáng ngạc nhiên. Và các nhà khoa học Pháp đặt tên cho chúng là « Blob ».

Giả định rằng năm khẳng định sau đây là kiến thức cơ bản của sinh học. Tế bào, đơn vị cơ bản của sự sống có kích thước bé nhỏ. Để di chuyển, một sinh vật phải có những cơ quan vận động đặc thù. Mỗi một loài sở hữu một lượng nhiễm sắc thể nhất định. Những sinh vật sống sinh sản theo giới tính được chia làm hai giống : đực và cái. Trung tâm của trí nhớ và học hỏi nằm ở não bộ.

Thế nhưng, Blob là loài sinh vật đặc biệt có tên khoa học đầy đủ là Physarum polycephalum – một sự kết hợp giữa tiếng Latinh và Hy Lạp, có nghĩa là « sinh vật nhầy có nhiều đầu ». Tên này do nhà khoa học Mỹ Lewis David von Schweinitz, chuyên nghiên cứu về loài nấm, đặt cho vào năm 1882.

Một tế bào - một mảng cơ thể khổng lồ

Loại « nấm nhầy » này đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học từ nửa cuối thế kỷ trước, do những đặc tính sinh học khá kỳ lạ của chúng. Chỉ có một tế bào duy nhất, nhưng « nấm nhầy » không thuộc hệ thực vật, không hẳn là động vật, mà cũng không hoàn toàn là « nấm ». P. polycephalum có cả ba tính chất đó.

Chính vì thế mà cô Audrey Dussutour, nhà nghiên cứu sinh học thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia CNRS ở Toulouse, sau 8 năm ròng rã tìm hiểu loại nấm nhầy lại thích gọi chúng là « Blob », lấy cảm hứng từ tên của một loại sinh vật trong một bộ phim kinh dị của Mỹ cùng tên The Blob, sản xuất năm 1958.

Trong phim, đó là một sinh vật nhầy, từ trên trời rơi xuống, ăn tươi nuốt sống người và có khả năng chống cự lại được mọi ý định trừ khử nó. Nhưng Blob của cô Dussutour không hung dữ, không ăn thịt người. Vậy người ta có thể tìm Blob ở đâu ? Cô Audrey Dussutour trong một buổi thuyết trình có giải thích :

« Chắc chắn là quý vị đã thấy Blob rồi, nhưng không biết đấy là Blob. Chúng thường sống ở những vùng rừng thấp. Đó chính là những mảng lớn mầu vàng bám trên các thân cây. Blob có đủ các mầu sắc : hồng, đỏ, xanh dương, nhưng thường có mầu vàng, đôi khi trắng. »

Tuy chỉ có một tế bào duy nhất, nhưng Blob có thể tăng gấp đôi kích thước trong vòng 24 giờ, và có thể đạt đến kích cỡ hàng chục mét vuông, thậm chí hơn một km2.

« Blob (theo quan sát của nhà nghiên cứu) có thể đạt đến một kích thước tối đa 10m². Hiện tại chúng tôi chưa tài nào làm cho nó lớn hơn được nữa, nhưng điều này rất có thể làm được. Quý vị tưởng tượng xem, giả dụ như tôi đây có diện tích 2m². Trong người tôi, có khoảng 100 tỷ tế bào, tức cứ mỗi 10 µm có một tế bào. Nhưng một Blob ở đây chỉ có một tế bào duy nhất. Quý vị nghĩ xem chỉ một tế bào duy nhất thôi mà đã chiếm đến 10m². Quả thật, nếu tôi so sánh những tế bào nhỏ xíu của tôi với tế bào của Blob, chẳng khác nào giống như so nắm đấm tay của tôi với cả địa cầu này. »

Làm thế nào một sinh vật đơn bào lại có kích cỡ to đến như thế ? Bởi một lẽ rất đơn giản, tuy chỉ có một tế bào, nhưng Blob có đến hàng chục ngàn nhân tế bào, vốn dĩ được nhân lên theo cấp lũy thừa sau mỗi tám tiếng đồng hồ. Điều này giải thích vì sao người ta có thế tìm thấy ở dãy núi Appalaches, Hoa Kỳ có những mảng Blob to đến 1,3 km².

Biết di chuyển, có 221 giới tính và gần như « bất tử »

Vì là sinh vật đơn bào, nên Blob cũng có đầy đủ các chức năng : tai, mắt, mũi, bao tử, phổi… Đáng sợ hơn nữa là Blob có thể di chuyển, với tốc độ khoảng 1cm/giờ, nhưng khi đói chúng có thể đạt tới vận tốc 4cm/giờ. Vậy chúng di chuyển được bằng cách nào ?

Cứ mỗi hai phút, dòng lưu thông mạch chất nguyên sinh (máu của Blob) đổi chiều. Ông Marc Durand, nhà vật lý ở đại học Paris – Diderot giải thích rằng : « Bằng cách co giãn các mạch máu thật mạnh theo chiều này hay chiều kia mà Blob có thể chọn hướng di chuyển cho mình ». Tức là, Blob di chuyển bằng cách tiến hai bước, lùi một bước.

Quá trình sinh sản của Blob cũng khác lạ, không như những gì chúng ta đã học qua trong các bài giảng về giáo dục giới tính. Vào giai đoạn này, sinh vật xốp nhầy của chúng ta rời môi trường âm u ưa thích, vươn ra ánh sáng và biến thành hàng ngàn túi bào tử hình cầu đủ mầu sắc, và sẵn sàng giải phóng một đám bào tử. Hai bào tử khác giới tính gặp nhau sản sinh ra một Blob mới. Nhưng cô Dessurtour lưu ý :

« Ở các loài cây, động vật, hay loài nấm, bao giờ cũng cần đến hai giới tính đối lập : đực và cái. Nhưng ở Blob, người ta đếm được 221 giới tính khác nhau. Nghĩa là không như chúng ta, khi các bạn bước vào một căn phòng gặp ai, bạn chỉ có 50% cơ may gặp người khác giới, nhưng Blob thì có đến 99,5% cơ hội gặp được một Blob có giới tính khác ».

Vậy khi nào thì Blob chết ? Đây là điểm mà hoàng đế Tần Thủy Hoàng khi còn sống rất muốn có mà không bao giờ đạt được : Blob là sinh vật bất tử.

« Có hai thứ Blob không thích : ánh sáng và bị bỏ đói. Khi Blob rơi vào tình trạng nguy hiểm này, nó sẽ làm gì ? Nó héo đi. Nó trở nên xơ cứng lại. Miếng xơ này có thể giữ nguyên như thế trong vòng nhiều năm liền. Cho nên một ngày nào đó, bạn chán nuôi blob ở phòng thí nghiệm rồi, bạn muốn đi du lịch, bạn chỉ cần phơi khô nó, rồi cất vào tủ. Hai tuần sau trở về, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt nước là nó sống lại. »

Không những bất tử mà dường như Blob còn có phép phân thân như Tôn Ngộ Không. Bạn thử cắt Blob làm đôi xem, hai phút sau, các vết cắt liền sẹo, và bạn sẽ có 2 Blob giống nhau như đúc, y như là sinh sản vô tính. Khi để hai Blob gần nhau, nếu thấy « hợp tính » thì chúng nhập lại thành một. Nhưng khi đặt hai loài Blob khác biệt cạnh nhau, sẽ có một Blob bị tiêu diệt.

Không não, nhưng thông minh

Blob đặc biệt gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học ở điểm, tuy là sinh vật đơn bào nguyên sinh, nhưng Blob cũng có trí thông minh, dù rằng không hề có não. Blob có khả năng phát triển các chiến thuật cá nhân hay tập thể tùy theo mức độ khó khăn của các nhiệm vụ đặt ra cho Blob.

« Chúng tôi đặt nhiều mẫu Blob con trong một mê cung. Nhiệm vụ của chúng là phải thoát ra khỏi mê cung này. Những hình ảnh ở đây cho thấy những con Blob nhỏ đã nhập lại với nhau, rồi phủ toàn bộ mê cung, một cách nhanh chóng chúng đã tìm thấy đường thoát khỏi mê cung. »

Tương tự trong dinh dưỡng, Blob có khả năng chọn lựa một cách hiệu quả những nguồn thực phẩm nào có chế độ dinh dưỡng cân bằng nhất, và có lợi cho sức khỏe nhất.

« Ở đây các bạn thấy những viên thực phẩm, có chứa đựng một hàm lượng đường và đạm nào đó. Và chỉ có một viên là tốt cho sức khỏe và sự sống còn của Blob. Khi chúng tôi để một Blob ở giữa những viên thực phẩm này, chúng tôi thấy là trong 100% các trường hợp, Blob đều chọn chế độ dinh dưỡng thích hợp. Nó không bao giờ bị nhầm cả. »

Nếu nói đến trí thông minh, thì phải nghĩ đến trí nhớ và khả năng học hỏi. Blob của chúng ta có cả hai. Câu hỏi đặt ra làm thế nào Blob ghi nhớ khi mà không có não ?

« Blob đã tìm cho mình một giải pháp : Đó là có bộ nhớ không phải bên trong mà là bên ngoài. Mỗi khi Blob dịch chuyển, nó để lại phía sau nó vệt nước nhầy. Giống như là bóng ma của Blob một giờ trước đó. Blob từng ở điểm này, nó không tìm thấy được gì cả, thể là nó thu hồi toàn bộ ‘đồ nghề’, và rồi nó đến khám phá phía khác của chiếc hộp.

Chất nhầy mà Blob để lại phía sau nó giống như là một bộ nhớ. Lúc ấy, Blob hiểu rằng nó đã từng đi qua nơi này và ở đó chẳng có gì hết. Nó sẽ không bước qua vết nhầy đó nữa. »

Thí nghiệm của các nhà khoa học Pháp cho thấy Blob cũng có khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin. Ví dụ khi tìm được nguồn thức ăn, Blob thông báo cho đồng bọn bằng cách để lại vết canxi.

Là những sinh vật rất có « cá tính »

Vì trên thế giới có hơn 1.000 loài Blob khác nhau nên chúng cũng có « cá tính » riêng. Blob ở Mỹ háu ăn và khám phá vùng lãnh thổ của mình bằng cách dùng những chân giả, giống như là những ngón tay dài mò mẫm trong hộp tối. Nhanh nhẹn nhất là Blob Nhật Bản, phồng to lên rồi phát triển những chân giả rộng hơn. Ngược lại, Blob Úc thì khoan thai, từ từ ngoạn cảnh trước khi phồng mình một cách hài hòa với thế giới xung quanh.

Nhưng có lẽ thú vị nhất là thí nghiệm khảo sát hành vi của hai Blob khác nhau trong cùng một môi trường. Ví dụ như chuyện gì sẽ xảy ra khi để chung Blob Mỹ và Úc với nhau, hay Mỹ - Nhật chung với nhau.

« Trước hết, chúng tôi để hai Blob Mỹ, hay hai Blob Nhật hoặc Úc chung với nhau. Sau đó, chúng tôi cung cấp một nguồn thức ăn. Như vậy, Blob có hai chọn lựa. Hoặc nó đi đến gặp bạn. Hoặc đi thẳng đến nguồn thức ăn. Qua quan sát, chúng tôi thấy Blob Mỹ đi thẳng một mạch đến nguồn thức ăn và hoàn toàn không quan tâm đến bạn.

Blob Úc có tính cách rất đáng yêu : Mình đến gặp bạn trước đã, rồi sẽ cùng nhau đi tìm thức ăn. Hành động đầu tiên hai Blob Úc làm là nhập lại, tạo thành một Blob duy nhất. Ngược lại, Blob Nhật thì trước tiên đi đến nguồn thức ăn, nhưng sau đó cùng chia sẻ.

Bây giờ chúng ta xem thử xem Blob Úc có còn dễ thương hay không khi ở chung với Blob Nhật hay Mỹ. Blob Úc cố chạy theo những con khác tìm cách để nhập thành một. Nhưng những Blob khác tránh né.

Nhưng nếu bạn để một Blob Mỹ chung với một Blob Nhật, con Mỹ giết con Nhật Bản. Trên thực tế, Blob Mỹ nhập vào Blob Nhật, giết chết con Nhật, và lấy hết những gì có trong tế bào Nhật, kể cả các chất dinh dưỡng, để lại một xác Blob hoàn toàn mềm nhũn. Cứ như là nó chưa bao giờ bất tử.

Cuối cùng, vì biết là Blob rất thích ăn các hạt dẹp yến mạch. Tôi thử mua loại yến mạch « sạch » (bio). Blob Úc và Nhật ăn thỏa thích, nhưng Blob Mỹ không ăn thực phẩm sạch, chỉ thích ăn những hạt dẹp yến mạch thường mua ở siêu thị lớn. »

Như vậy là các bạn đã biết khá nhiều về Blob rồi đó. Có người hỏi rằng liệu Blob có nguy hiểm cho chúng ta hay không ? Liệu chúng ta có nên sợ một ngày nào đó Blob sẽ tràn ngập khắp thế giới ? Cô Audrey Dussutour trả lời là « Không ». Bởi vì, Blob đã xâm chiếm trái đất từ 500 triệu năm nay.

Trên thực tế, chúng ta rất cần đến Blob, vì chúng giữ vai trò tái tạo nguồn dinh dưỡng trong thiên nhiên. Blob ăn nấm và vi khuẩn, để rồi sau đó thải ra môi trường các chất vi sinh có lợi cho cây cỏ. Một chi tiết thú vị khác được cô Dessutour tiết lộ là Blob rất thích lòng đỏ của trứng.

Vậy chúng ta có thể « nuôi » Blob được không ? Xin thưa là được. Nhưng cô Dussutour lưu ý đây là một loài sinh vật bò sát. Chính vì đặc tính này, mà cô Dussutour còn ví Blob như là ORNI (Objet Rampant Non Identifié – Vật thể bò sát không xác định), lấy cảm hứng từ OVNI (Objet Volant Non Identifié - Vật thể bay không xác định).

  continue reading

27 에피소드

모든 에피소드

×
 
Loading …

플레이어 FM에 오신것을 환영합니다!

플레이어 FM은 웹에서 고품질 팟캐스트를 검색하여 지금 바로 즐길 수 있도록 합니다. 최고의 팟캐스트 앱이며 Android, iPhone 및 웹에서도 작동합니다. 장치 간 구독 동기화를 위해 가입하세요.

 

빠른 참조 가이드

탐색하는 동안 이 프로그램을 들어보세요.
재생